Cách ly hôn đơn phương/thuận tình nhanh nhất là gì? Các chuyên gia Nhân Duyên sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
I. Thủ tục ly hôn đơn phương
1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
- Đơn xin ly hôn
- Căn cước/ hộ chiếu và hộ khẩu (bản sao có dấu đỏ)
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao có dấu đỏ)
- Giấy khai sinh con (nếu có con, bản sao có dấu đỏ)
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản)
* Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu.
* Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.
2. Cách ly hôn đơn phương thuận tình nhanh nhất – chọn đúng Tòa án có thẩm quyền
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi có yêu cầu ly hôn thì người làm đơn nộp tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc.
- Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Trong trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết sơ thẩm thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với bên còn lại là công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
3. Nắm rõ thời gian làm việc của Tòa án
- Thời hạn chuẩn bị xét xử: Khoảng 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Thời hạn mở phiên tòa: Khoảng 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
4. Cách ly hôn đơn phương thuận tình nhanh nhất – chuẩn bị đầy đủ bằng chứng
Để được Tòa án xem xét giải quyết ly hôn đơn phương, đương sự cần chuẩn bị ít nhất 1 trong những bằng chứng ngoại tình sau:
- Vợ/chồng không yêu thương lẫn nhau, chăm sóc gia đình, thân ai nấy lo dù đã được người thân hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở nhiều lần.
- Vợ/chồng có hành vi không đúng mực như ngược đãi, đánh đập, chửi bới, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của đối phương dù đã được người thân hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở nhiều lần.
- Vợ/chồng không chung thủy, ngoại tình. Dù đã bị chồng/vợ phát hiện và được tha thứ nhưng vẫn tái phạm, được người thân hoặc cơ quan, tổ chức khuyên bảo nhưng không thay đổi.
- Mục đích của hôn nhân không đạt được. Không có tình nghĩa vợ chồng. Không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ chồng. Không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ/ chồng. Không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng. Không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
II. Thủ tục ly hôn thuận tình
1. Thỏa thuận từ trước
Nếu hai người đều đồng thuận ly hôn, họ có thể tự thương lượng trước về các vấn đề như: người nuôi con, tiền trợ cấp cho con, phân chia tài sản chung,… điều này sẽ làm giảm những tranh cãi trên Tòa án, giúp quá trình ly hôn thuận lợi hơn
2. Nộp lệ phí đúng thời hạn
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán sẽ giải quyết đơn yêu cầu. Nếu xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý, Thẩm phán cần thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí.
- Người yêu cầu có nghĩa vụ nộp lệ phí trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí. Quá thời hạn trên Toà án sẽ trả lại đơn yêu cầu.
- Theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ quốc hội: Án phí, lệ phí thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình được chia thành có giá ngạch và không có giá ngạch. Với vụ việc thuận tình ly hôn, án phí được quy định là 300.000 đồng và được chia đều cho từng người mỗi người phải chịu ½ mức án phí sơ thẩm trừ trường hợp hai người có thỏa thuận khác.
- Lệ phí yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn được nộp tại: Chi cục Thi hành án cấp quận/huyện.
3. Cách ly hôn đơn phương thuận tình nhanh nhất – giữ liên lạc với Tòa án
Nhiều người cho rằng chỉ cần nộp hồ sơ xin ly hôn là xong việc. Thế nhưng, có nhiều trường hợp cán bộ Tòa án cần đương sự xác minh hoặc bổ sung thông tin.
Ngoài ra, Thẩm phán cần triệu tập hai vợ chồng để tiến hành hòa giải. Nếu vắng mặt hai lần thì bị coi là từ bỏ yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Do đó, việc cần làm là ghi rõ số điện thoại cá nhân vào hồ sơ ly hôn hoặc lưu số điện thoại của cán bộ tiếp nhận hồ sơ được Toà án phân công để nhận được thông tin nhanh chóng nhất.
THÁM TỬ NHÂN DUYÊN.