Quyền nuôi con sau ly hôn

5/5 - (11 bình chọn)

Ly hôn là kết cục không ai mong muốn. Thông thường, người ta cho rằng ly hôn là cách giải quyết tốt nhất cho cả hai người. Tuy nhiên, hôn nhân không phải chuyện của hai người và ly hôn cũng vậy. Không ngoa khi nói trẻ em sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất khi cha mẹ ly hôn. Không được trưởng thành với đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ là thiệt thòi lớn của con trẻ. Suy cho cùng, dù hôn nhân đổ vỡ vì bất kì lí do gì thì trẻ em cũng vô tội. Chính vì vậy, cả cha và mẹ đều mong muốn được bù đắp cho con. Điều này dẫn đến tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn. Vậy quyền nuôi con sau ly hôn được quy định thế nào? Hãy cùng chuyên gia Nhân Duyên tìm hiểu nhé!

I. Cách giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Quyền nuôi con sau ly hôn

Cha hoặc mẹ sau khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau ly hôn với con;

– Trường hợp không thỏa thuận được, phải chứng minh điều kiện của mình có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con:

+ Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…

Các bên có thể trình bảng lương, giấy tờ chứng minh thu nhập của mình. Cách chăm sóc con sau khi ly hôn cũng cần được công khai.

+ Điều kiện về tinh thần như: thời gian chăm sóc, dạy dỗ; giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

+ Ngoài ra, một trong hai người có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định ….

– Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi phải do mẹ trực tiếp nuôi. Con từ đủ 07 tuổi trở lên có nguyện vọng chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình

II. Cách thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

– Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền,

– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

+ Người trực tiếp nuôi con không còn điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con. Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

– Trong trường hợp có căn cứ người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

III. Quy định về việc nuôi con sau ly hôn

Quy định về việc nuôi con sau ly hôn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định trong Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn.

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục khi: con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Phán quyết cần căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của trẻ.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

IV. Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con

Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

V. Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con

Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con

Theo Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Đồng thời, cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; người trực tiếp nuôi con có quyền gửi hồ sơ tới Tòa án để yêu cầu về việc hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn.

Bài viết đã cung cấp những kiến thức pháp luật về quyền nuôi con sau ly hôn. Hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin bổ ích. Nếu muốn biết nhiều hơn về cách giành quyền nuôi con sau ly hôn hay các thủ tục ly hôn đơn phương/thuận tình, đừng ngần ngại liên hệ với văn phòng Nhân Duyên Hotline 24/7: 0787.931.999 để được tư vấn bởi các chuyên gia nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *