Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương thuận tình

5/5 - (10 bình chọn)

Khi đã lựa chọn ly hôn, chúng ta cần nắm rõ các quy định của pháp luật. Trang bị kiến thức về thủ tục pháp lý khi ly hôn giúp quá trình ly hôn thuận lợi hơn. Có rất nhiều cách để ly hôn đơn phương thuận tình nhanh chóng. Trong đó, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ là cách đơn giản nhất. Nhờ đó, chúng ta không mất thời gian sửa đổi, tạo điều kiện cho Tòa án xử lí nhanh hơn. Trong hồ sơ ly hôn, đơn xin ly hôn là phần tất yếu phải có. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều thắc mắc về mẫu đơn xin ly hôn nào mới là đầy đủ, chính xác? Để tháo gỡ khúc mắc này, các chuyên gia Nhân Duyên sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu đơn xin ly hôn đơn phương/thuận tình chuẩn theo quy định pháp luật.

I.Ly hôn đơn phương

1. Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương

Thực tế, người làm đơn sẽ phải nộp đơn khởi kiện về việc đơn phương ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh nơi mà bị đơn cư trú. Do đó, nguyên đơn có thể mua mẫu đơn ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu không thuận tiện, bạn hoàn toàn có thể tải file hoặc viết tay theo mẫu sau:

Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương thuận tình

2. Hướng dẫn viết đơn theo mẫu đơn xin ly hôn đơn phương thuận tình

Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương thuận tình đúng luật

– Về Thông tin Tòa án có thẩm quyền giải quyết: cần ghi rõ tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương nào? Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào?

Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa ; Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương,…

– Về thông tin người khởi kiện và người bị khởi kiện: cần trình bày rõ thông tin cơ bản của cả vợ và chồng, bao gồm các thông tin như:

+ Thông tin họ và tên người khởi kiện, họ và tên người bị kiện (được viết bằng chữ in hoa, có dấu).

+ Thông tin ngày tháng năm sinh.

+ Thông tin số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp).

+ Thông tin nơi ở hiện tại,… của hai vợ chồng.

+ Thông tin nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

– Thông tin về tình trạng hôn nhân hiện tại tình cảm vợ chồng:

 + Người viết đơn ly hôn ghi rõ nơi kết hôn, thời gian kết hôn, thời gian hai người chung sống. Trình bày rõ vợ chồng còn đang ở chung với nhau hay không? Có ly thân không? Đã ly thân được bao nhiêu năm (nếu có)?

 + Trình bày tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân ly hôn. Mâu thuẫn vợ chồng được hòa giải tại cơ quan hay địa phương chưa?

+ Trình bày rõ căn cứ để đơn phương ly hôn như:

  • Vợ/chồng không yêu thương lẫn nhau, không cùng nhau chăm sóc gia đình. Thân ai nấy lo dù đã được người thân hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở nhiều lần.
  • Vợ/chồng có hành vi không đúng mực như ngược đãi, đánh đập, chửi bới, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của đối phương. Dù đã được người thân hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở nhiều lần nhưng không thay đổi.
  • Vợ/chồng không chung thủy, ngoại tình. Dù đã bị chồng/vợ phát hiện và được tha thứ nhưng vẫn tái phạm. Dù được người thân hoặc cơ quan, tổ chức khuyên bảo nhưng không thay đổi.
  • Mục đích của hôn nhân không đạt được. Không có tình nghĩa vợ chồng. Không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ chồng. Không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ/ chồng. Không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng. Không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

– Về thông tin con chung: cần trình bày rõ thông tin con cái. Thông tin bao gồm: số lượng con chung, họ và tên con, giới tính, ngày/tháng/năm sinh…Nếu vợ chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng thì ghi rõ.

Trong trường hợp chưa đi tới thống nhất người trực tiếp nuôi con khi ly hôn: người làm đơn cần ghi rõ nguyện vọng nuôi con hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nếu vợ chồng chưa có con chung, thì ghi “Không có”.

– Thông tin tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: Cần ghi rõ vợ chồng có những tài sản gì. Đây là nội dung để tòa án làm căn cứ để phân chia tài sản cho vợ chồng sau ly hôn. Người yêu cầu cần trình bày rõ nguyện vọng trong việc phân chia tài sản đó.

Trường hợp không có tài sản chung thì ghi Vợ chồng chúng tôi không có tài sản chung.

Trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận được phân chia toàn bộ tài sản chung thì nêu rõ. Hoặc vợ chồng tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Thông tin nợ chung và các nghĩa vụ tài chính khác trong thời kỳ hôn nhân: Nếu vợ chồng không có nợ chung ghi vào trong đơn là: “Vợ chồng chúng tôi không cho ai vay nợ và cũng không nợ ai nên không yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Nếu vợ chồng có khoản nợ chung, không đạt được sự thống nhất trong trách nhiệm trả nợ: cần thống kê đầy đủ, chi tiết các khoản nợ chung: chủ nợ là ai, thời gian nợ, thời gian phải trả nợ, tên tài sản nợ…

Trường hợp người khởi kiện là người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ.

Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện theo quy định tại điểm C khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự.

II. Ly hôn thuận tình

1. Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình

Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình đúng luật

 

2. Hướng dẫn viết đơn theo mẫu đơn xin ly hôn đơn phương thuận tình

Các mục của đơn xin ly hôn thuận tình cũng tương tự như đơn xin ly hôn đơn phương. Bạn đọc có thể tham khảo tại mục 1.2.

Bài viết đã cung cấp 02 mẫu đơn xin ly hôn đơn phương thuận tình đầy đủ,chính xác nhất. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cùng chủ đề, hãy liên hệ với văn phòng Nhân Duyên Hotline 24/7: 0787.931.999 để được giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *