Nội dung chính
- I. Ly hôn đơn phương
- 1. Thủ tục ly hôn đơn phương thuận tình – chuẩn bị hồ sơ
- 2. Thủ tục ly hôn đơn phương thuận tình – nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền
- 3. Tòa tiếp nhận, xem xét hồ sơ và thụ lý vụ án
- 4. Tham gia phiên giao nộp, tiếp cận tài liệu, chứng cứ
- 5. Tiến hành hòa giải
- 6. Mở phiên tòa và ra bản án ly hôn đơn phương
- II. Ly hôn thuận tình
Hôm nay, hãy cùng các chuyên gia Nhân Duyên tìm hiểu về thủ tục ly hôn đơn phương/thuận tình nhé!
I. Ly hôn đơn phương
1. Thủ tục ly hôn đơn phương thuận tình – chuẩn bị hồ sơ
a, Đối tượng được yêu cầu ly hôn
- Vợ hoặc chồng
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi: vợ/chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng/vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần.
* Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp: vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
b, Những giấy tờ cần có
- Đơn xin ly hôn
- CMND/CCCD/ hộ chiếu và hộ khẩu (bản sao có dấu đỏ)
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao có dấu đỏ)
- Giấy khai sinh con (nếu có con, bản sao có dấu đỏ)
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản)
- Chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ,… (nếu có)
* Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ): phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu.
* Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam: phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.
2. Thủ tục ly hôn đơn phương thuận tình – nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi có yêu cầu ly hôn thì người làm đơn nộp tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
Trong trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết sơ thẩm thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trừ trường hợp vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với bên còn lại là công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
3. Tòa tiếp nhận, xem xét hồ sơ và thụ lý vụ án
- Sau khi nhận hồ sơ, Tòa sẽ xem xét có thụ lý đơn hay không trong 05 ngày làm việc.
- Nếu đơn chưa hợp lệ, nguyên đơn sẽ được hướng dẫn sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu.
- Nếu đơn hợp lệ, Thẩm phán cần thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí.
- Người yêu cầu có nghĩa vụ nộp lệ phí trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí. Quá thời hạn trên Toà án sẽ trả lại đơn yêu cầu.
4. Tham gia phiên giao nộp, tiếp cận tài liệu, chứng cứ
Trong giai đoạn xét xử, thẩm phán sẽ tiến hành mở phiên họp. Tại phiên họp sẽ giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ. Người nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương phải có mặt theo yêu cầu của Tòa án.
Nếu nguyên đơn đã được triệu tập lần hai mà vẫn vắng mặt (trừ trường hợp có lý do khách quan, bất khả kháng) thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (theo quy định tại Điểm C Khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
5. Tiến hành hòa giải
Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Nếu hòa giải thành công: Tòa lập biên bản và sau 7 ngày mà các đương sự không thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
Nếu hòa giải không thành công: Tòa án phải lập biên bản và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
6. Mở phiên tòa và ra bản án ly hôn đơn phương
Trong thời hạn 1 tháng kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử,các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập để đến phiên tòa đúng thời gian, địa điểm. Khi xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn, Tòa sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.
Do vậy, tổng thời gian hoàn thành các thủ tục sẽ kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm. Có thể lâu hơn nếu có tranh chấp tài sản lớn và phức tạp.
II. Ly hôn thuận tình
Hồ sơ và trình tự giải quyết ly hôn thuận tình về cơ bản giống với ly hôn đơn phương. Tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt như sau:
- Hai vợ chồng phải cùng nhau làm đơn ly hôn thuận tình.
- Nếu hòa giải không thành, hai vợ chồng có thể kí biên bản thuận tình ly hôn mà không cần mở phiên tòa xét xử.
- Thời gian ly hôn thuận tình thường kéo dài trong 02 đến 03 tháng, nếu không thuận lợi thì có thể lâu hơn.
Trên đây là những thông tin về thủ tục ly hôn đơn phương thuận tình chính xác nhất. Mong rằng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích về chủ đề ly hôn. Nếu muốn biết cách ly hôn đơn phương thuận tình nhanh nhất, bạn hãy liên hệ với văn phòng Nhân Duyên Hotline 24/7: 0787.931.999 để được trợ giúp nhé!